Home » Kiến thức » Kỹ năng sống » Nguyên nhân và cách xử lý khi ô tô bị mất phanh

Nguyên nhân và cách xử lý khi ô tô bị mất phanh

Trên thực tế, xe ô tô mất phanh là chuyện không phải hiếm. Đó là một tình huống rất nguy hiểm, vì người lái rất khó làm chủ được tốc độ của mình. Cần xem qua các hướng dẫn dưới đây để lỡ mình rơi vào trường hợp này.

1 Cách xử lý khi ô tô bị mất phanh

Phải thật bình tĩnh và không tắt máy xe

Mất bình tĩnh khi phát hiện sự cố về phanh chỉ làm bạn khó xử lý tình trạng mất phanh hơn thôi. Vì vậy, bạn cần phải thật bình tĩnh.

Trong trường hợp gặp sự cố khi đang lái xe như kẹt ga, mất phanh. Các chuyên gia khuyến cáo cứ để động cơ chạy bình thường, không nên tắt máy xe.

Tắt máy xe sẽ làm xe bị mất trợ lực lái khiến người lái rất khó điều khiển xe để tránh các chướng ngại trên đường.

Hơn thế nữa, tắt máy xe nghĩa là xe không còn được hãm bởi động cơ và hộp số. Xe sẽ rơi vào trạng thái chạy tự do theo lực quán tính thì còn nguy hiểm hơn.

Giảm chân ga

Trong trường hợp mất phanh thì chúng ta không mong chờ vào nó nữa. Việc làm bây giờ là thả chân ga ra ngay lập tức để xe hãm tốc độ. Tiếp sau đó nếu đường đông đúc ta có thể nhấn ga nhẹ nhất có thể để tránh va chạm với các phương tiện khác.

Trường hợp đang bật chế độ ga tự động Cruise Control mà bị mất phanh. Lái xe nên tắt ngay Cruise Control và giảm ga.

Quan sát và bật đèn báo khẩn cấp

Việc tiếp theo chúng ta nên làm là bật ngay đèn báo khẩn cấp và nhấn còi liên tục. Việc này sẽ giúp các xe đi trước và sau đều thấy và nhường đường nếu có thể.

Bật khẩn cấp

Thử nhấp nhả phanh liên tục

Dù xe mất phanh nhưng cũng hãy thử đạp phanh (nhấp nhả) liên tục . Bởi có thể xe mất phanh chỉ vì xe chỉ bị mất áp suất dầu phanh tạm thời. Đạp phanh liên tục có thể giúp lấy lại được áp suất dầu phanh.

Khi nhấn bàn đạp phanh cảm giác mềm và bàn đạp phanh bị thấp thì rất có thể xe mất phanh do sự cố đường ống dẫn dầu. Lúc này, bạn nên đạp phanh nhiều lần.

Chuyển về số thấp

Người lái có thể tận dụng phanh động cơ bằng việc chuyển xe về số thấp. Đối với xe hộp số tự động, người lái chỉ cần chuyển sang chế độ bán tự động, chế độ số thấp hoặc chuyển số qua lẫy chuyển số trên vô lăng. Đối với xe hộp số sàn, người lái chỉ cần chuyển cần số về số 1 hoặc 2.

Nhưng một vấn đề đặt ra đó là nếu xe đang chạy tốc độ cao đột ngột bị ép về số thấp có thể khiến xe bị vỡ máy. Nếu bị phá huỷ hệ thống truyền động lúc này càng nguy hiểm hơn.

Theo các chuyên gia, khi xử lý xe mất phanh không nên cho xe về số thấp ngay từ đầu. Thay vào đó hãy chuyển số theo từng cấp hoặc 2 cấp. Chẳng hạn, xe đang ở số 5 thì có thể về số 4 hoặc 3, sau khi cảm thấy tốc độ ổn định hơn thì tiếp tục về số 2 hoặc số 1.

Sử dụng phanh tay

Phanh tay được thiết kế để sử dụng khi xe đã dừng hẳn. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp cũng có thể dùng phanh tay để tạo lực hãm.

Tuy nhiên, nếu sử dụng phanh tay cần lưu ý chỉ sử dụng phanh tay để hãm khi xe đang chạy ở tốc độ rất thấp. Bởi sử dụng phanh tay khi xe đang chạy tốc độ cao có thể khiến xe bị khoá bánh, mất độ bám, bị trượt dài. Dẫn đến các tình huống nguy hiểm như xe bị văng, xe bị mất lái.

Chủ động va chạm

Khi xe bị mất phanh người lái nên cố gắng đưa xe vào các con đường vắng, đường gồ ghề, nhiều sỏi đá… để xe giảm tốc hoặc kết hợp dùng cách đánh võng.

Trong trường hợp bất khả kháng, người lái nên chọn cách xử lý xe mất phanh cuối cùng đó là chủ động cho xe đâm vào một vật cản an toàn để xe dừng lại.

Tóm tắt lại, trình tự thao tác chúng ta cần làm khi xe bị mất phanh:

1. Thật bình tĩnh và không được tắt máy xe
2. Luôn quan sát và bật đèn khẩn cấp kết hợp còi báo
3. Giảm hoặc bỏ chân ga ngay lập tức để xe giảm tốc. Kết hợp thử nhấp nhả phanh liên tục có thể phanh hoạt động trở lại.
4. Chuyển về số thấp theo thứ tự.
5. Khi xe đã giảm tốc kéo phanh tay từ từ để hãm xe đến khi dừng hẵn.

2 Nguyên nhân ô tô bị mất phanh

2.1 Dầu phanh bị mất áp suất

Phanh xe ô tô hoạt động được là do áp suất thủy lực bên trong hệ thống phanh. Vì thế nếu dầu phanh bị rò rỉ ra bên ngoài thì áp lực để cho phanh hoạt động sẽ không đủ. Đèn báo lỗi phanh sẽ được bật sáng khi có hiện tượng rò rỉ dầu phanh. Lúc này phanh đã mất hoạt động hoặc không đủ lực để hãm xe.

Tài xế nên kiểm tra mức dầu phanh thường xuyên. Nếu lượng dầu còn lại ở mức thấp so với quy định thì hẳn là xe đã bị rò rỉ dầu. Khi đó, tài xế nên mang xe đến gara uy tín để kiểm tra nguyên nhân và khắc phục sự cố.

Kiểm tra dầu phanh

Việc rò rỉ dầu phanh cũng có thể do nhiều nguyên nhân, một trong số những những nguyên nhân chính là do bộ phận phớt cao su bị bịt kín hoặc do đường ống phanh bị ăn mòn. Do đường ống phanh được làm hoàn toàn từ đồng nên sau thời gian dài thì nhiều khả năng nó đã bị ăn mòn và khiến dầu bị rò rỉ ra ngoài.

2.2 Không khí lọt vào hệ thống phanh

Các hệ thống như phanh thường kín, nhưng nếu vì lý do nào đó không khí lọt vào bên trong, phanh sẽ bị yếu đi và không thể hoạt động ổn định như bình thường. Trong trường hợp này, lái xe cần tiến hành xả gió hệ thống phanh ngay lập tức để loại bỏ lượng không khí đang tồn đọng. Bên cạnh đó, piston bên trong hệ thống phanh bị lệch hoặc gặp sự cố cũng có thể gây nên tình trạng này.

2.3 Hệ thống chống bó cứng phanh ABS gặp vấn đề

ABS là hệ thống an toàn khi phanh. Nó được thiết kế đề phòng lái xe phanh quá gấp có thể gây ảnh hưởng người bên trong. Khi phanh đột ngột, ABS sẽ kích hoạt để kiểm soát mức độ hãm trên các bánh xe khác nhau giúp bánh xe không bị bó cứng. Nếu không có ABS, bánh xe sẽ bị bó cứng ko quay được và trượt trên đường hoặc nguy hiểm hơn là trượt khỏi đường.

Trong một số trường hợp thì bộ điều khiển của hệ thống có thể bị lỗi. Nguyên nhân có thể do chất bẩn, cặn bã bên trong dầu phanh. Chính vì thế khi kiểm tra hệ thống phanh thì tài xế cũng nên kiểm tra cả hệ thống chống bó cứng phanh. Để kịp thời phát hiện và khắc phục vấn đề.

2.4 Mất phanh do tài xế

Rất nhiều trường hợp xe bị mất phanh do người điều khiển xe không có kinh nghiệm. Ví dụ việc liên tục đạp phanh trong thời thời gian dài. Đặc biệt là ở giải tốc độ cao sẽ rất dễ tạo ra ma sát mạnh, sẽ làm mất hoặc yếu phanh.

Một số trường hợp xe xuống dốc tài xế cũng hay rà phanh, đó là thói quen cần phải bỏ ngay. Nếu cần giảm tốc hãy về số thấp, đạp phanh để hãm rồi nhả ngay tránh rà phanh.

Trên đây là hướng dẫn tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý khi xe ô tô bị mất phanh. Chúc các bạn lái xe an toàn.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *