Home » Kiến thức » Sức khoẻ » Những món nên tránh trong bữa ăn hàng ngày Phần 1

Những món nên tránh trong bữa ăn hàng ngày Phần 1

Thói quen ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khoẻ con người. Hầu như các căn bệnh phổ biến nguy hiểm như ung thư, tiểu đường,…đều có nguyên nhân từ việc ăn uống ko đúng cách. Trong phần này chúng tôi sẽ thông tin cho các bạn những món ăn ko nên ăn hoặc hạn chế tối đa.

Không nên ăn nhiều mỡ bò

Mỡ bò là loại mỡ kém chất nhất trong các loại mỡ động vật. Trong mỡ bò có axit mỡ bão hòa tương đối cao có thể làm cho hàm lượng cholesterol trong máu người tăng lên. Cho nên vì sức khỏe, chúng ta nên hạn chế tối đa mỡ bò.

Mỡ lợn không nên để lâu

Ăn phải mỡ lợn để lâu rất có hại cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, cholesterol bị axit hóa mới là thủ phạm dẫn đến xơ cứng vữa động mạch. Khi mỡ lợn đã biến chất màu xám đen, mùi chua, nếu ăn vào rất có hại cho sức khỏe.

Không ăn khoai tây đã mọc mầm

Đây là điều cấm kỵ tuyệt đối phải tuân theo. Vì khoai tây đã mọc mầm mà ăn vào rất dễ bị ngộ độc, có thể dẫn đến chết người. Khoai tây khi đã mọc mầm, tinh bột trong đó chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha. Đó là các chất có thể gây ngộ độc cho con người. Ăn loại khoai tây này sẽ gây cho người khó thở, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, chóng mặt, hoa mắt,… Nếu nghiêm trọng thì nhiệt độ trong người lên cao, thần trí hôn mê, co giật, hô hấp tê liệt, thậm chí dẫn đến tử vong.

Không được ăn khoai tây mọc mầm

Ăn quá no rất có hại

Chúng ra nên biết rằng hệ thống tiêu hóa của một người mỗi ngày phải phân tiết khoảng 8000mg dịch tiêu hóa thức ăn. Nếu mỗi bữa ăn quá no không những làm cho dạ dày quá căng phồng, nhu động chậm lại mà việc phân tiết dịch tiêu hóa cung không đủ cầu. Thức ăn không tiêu hóa hết bị bài tiết ra khỏi cơ thể. Những thức ăn chưa tiêu hóa kịp sẽ lên men và sinh ra các chất độc. Do đó nó gây trở ngại cho việc tiêu hóa. Vì vậy mỗi bữa chỉ nên ăn vừa đủ, không ăn quá no. Nếu nhu cầu cần vận động nhiều như lao động nặng nhọc hoặc những người tập Gym có thể chia ra nhiều bữa ăn trong ngày.

Không nên ăn nhiều mướp đắng (khổ qua)

Trong mướp đắng có nhiều chất caroten, vitamin B1, B2 và nhựa quả. Vì thế ăn mướp đắng rất tốt nhưng vấn đề là nếu ăn nhiều quá có thể gây ra một số hậu quả như: ngăn cản việc thụ thai, tăng men gan, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ nhỏ,…
Vì thế, nếu muốn ăn thì trước khi chế biến nên ngâm mướp đắng vào nước sôi một lúc để giảm bớt tác dụng tiêu cực của mướp đắng.
Những người bị bệnh về gan, thận hoặc bệnh về tiêu hóa thì không nên ăn mướp đắng.

Lúc đói không nên ăn sữa chua

Thành phần của sữa chua có rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng khi bụng đói mà ăn sữa chua là không phù hợp.
Vì trong sữa chua có nhũ toan khuẩn sống. Loại vi khuẩn này trong môi trường axit nhẹ sinh trưởng rất nhanh, có tác dụng bảo vệ cơ thể. Nhưng trong môi trường axit mạnh thì loại khuẩn này khó tồn tại. Khi người đang đói thì dịch dạ dày có nồng độ axit cao, nhũ toan khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Cho nên không còn tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Vì thế nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 1h sẽ có tác dụng tốt nhất. Ngoài ra ăn sữa chua vào ban đêm cũng rất tốt, nhưng nên nhớ sau khi ăn sữa chua thì phải đánh răng vì vi khuẩn và các chất có tính axit trong sữa chua có thể làm tổn hại răng.

Không nên ăn gừng thối

Trong việc chế biến món ăn, gừng là một loại gia vị không thể thiếu được. Nhưng một khi gừng đã bị thối thì rất nguy hại cho cơ thể con người.
Lý do là gừng sống sau khi bị thối sẽ sản sinh ra một chất cực độc là safrole. Người nào ăn phải chất này cho dù rất ít thì sau khi dạ dày và tá tràng hấp thụ. Chất này cũng rất nhanh chóng chuyển vào gan làm cho trúng độc, biến tính tế bào gan, gây tổn hại cho công năng gan.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *