Vẫn là các món ăn không tốt trong series về kiến thức ăn uống. Xin chia sẻ với các bạn thông tin về các loại: đậu phộng, lạp xưởng, ớt, cà chua, trứng gà,…
Xem thêm Những món nên tránh trong bữa ăn hàng ngày Phần 1
Không nên ăn lạc (đậu phộng) sống hoặc lạc đã nảy mầm
Thành phần của lạc có nhiều dầu thực vật, protein, vitamin. Là loại thực phẩm nhiều người ưa thích, được dùng như phụ gia. Tuy nhiên nếu ăn lạc sống lại có hại cho sức khỏe. Đó là vì trong lạc có chứa nhiều dầu, hấp thụ tiêu hóa chậm. Ăn nhiều vào có thể gây rối loạn tiêu hóa. Đồng thời lạc sinh trưởng trong đất cát thường có trứng ký sinh trùng trong nó. Khi ăn sống sẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng thâm nhập gây nhiễm bệnh cho cơ thể.
Tương tự, ăn lạc đã nảy mầm cũng không tốt, bởi vì trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, nhiề oxy, lạc dễ nảy mầm. Đó cũng là môi trường thuận lợi cho vi trùng sinh sôi nảy nở. Vì vậy, ăn lạc đã nảy mầm cũng dễ bị nhiễm bệnh.
Không cất giữ lạp xưởng quá lâu
Lạp xưởng là loại thực phẩm có thể cất giữ được nhưng cũng không nên cất giữ quá lâu, nếu không có thẻ gây trúng độc.
Thường lạp xưởng để lâu dễ mốc nên càng dễ bị trực khuẩn có độc tương đối mạnh ô nhiễm. Trực khuẩn có chất độc trong thịt có thể sản sinh ra những độc tố, nếu ăn vào có thể trúng độc, nguy hại đến tính mạng. Vì thế lạp xưởng không nên để lâu.

Không nên ăn quá nhiều ớt
Mỗi ngày ăn một ít ớt rất tốt cho sức khỏe, ớt có tác dụng làm thuốc bổ dạ dày, kích thích tiết nước bọt và dịch vị, tăng thêm khẩu vị, nhưng ăn nhiều ớt quá thì lại có hại.
Ăn nhiều ớt sẽ làm cho dịch tiêu hóa phân tiết nhiều, làm cho niêm mạc dạ dày, tá tràng xung huyết, phủ nước, nhu động dạ dày tá tràng tăng lên nhiều, tim đập nhanh hơn, lượng tuần hoàn máu tăng lên. Những người mắc bệnh nhiệt, bệnh lở loét, viêm dạ dày, tá tràng, bệnh cao huyết áp, bệnh trĩ nếu ăn ớt nhiều thì bệnh tình sẽ càng nặng hơn.
Hiện nay có trào lưu ăn mì cay, thử thách, có thưởng các kiểu. Hãy cẩn thận, hạn chế tối đa và đừng chọn cấp độ quá cay, rất nguy hiểm cho sức khỏe các bạn nhé.
Không luộc trứng gà quá chín hoặc lòng đào
Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho trứng gà thì không nên luộc quá lâu. Nếu thời gian luộc trứng gà quá dài, bề mặt lòng đỏ sẽ biến thành màu xanh xám. Đó là vì chất sắt trong lòng đỏ kết hợp với lưu huỳnh trong lòng trắng tạo thành chất lưu hóa á sắt khó hòa tan. Chất này có thể khó hấp thụ, như vậy sẽ giảm giá trị dinh dưỡng của trứng gà.
Ngược lại trứng gà cũng không nên luộc “lòng đào”, một số người thích ăn kiểu này vì ăn có cảm giác ngon hơn. Thế nhưng trứng gà luộc ở mức này tức là lòng đỏ chưa đủ độ chín, có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, vi trùng chưa chết gây bệnh về đường ruột, tiêu chảy. Đồng thời chất đạm chưa chín hẳn cũng sẽ gây khó hấp thụ cơ thể.
Vì vậy thời gian luộc trứng gà không nên quá lâu cũng không quá nhanh. Sau khi nước sôi đun thêm 5 phút nữa là được.
Không nên ăn cà chua xanh
Nói cà chua xanh là hoa quả hay rau xanh cũng được. Thành phần dinh dưỡng của cà chua rất phong phú, có rất nhiều vitamin B, C. Nhưng nếu cà chua còn xanh thì có độc. Nghiên cứu cho thấy cà chua còn xanh có chứa lòng quỳ tố là một dạng chất độc như ở khoai tây mọc mầm. Khi ăn thì trong miệng thấy tê cay, ăn xong thì phát hiện các triệu chứng bị ngộ độc như khó thở, nôn mửa, chóng mặt, nhỏ nước dãi.
Cho nên cà chua còn xanh thì không nên ăn, ăn sống thì tính nguy hiểm càng lớn.

Không nên uống rượu trước khi ăn
Các bợm nhậu cần chú ý điều này. Trước khi ăn cơm mà uống rượu là một sai lầm, vì lúc này trong dạ dày trống rỗng. Niêm mạc dạ dày và thực đạo bị chất cồn kích thích, dễ tổn thương, viêm nhiễm và gây nôn mửa, chảy máu. Nếu nặng hơn thì sẽ viêm dạ dày cấp tính. Vì vậy nên ăn cơm rồi mới uống, vì lúc này trong dạ dày đã có thức ăn và nhanh chóng làm giảm bớt sự hấp thụ cồn rượu. Sự kích thích của rượu cũng giảm đi, phản ứng xấu cũng ít hơn và chậm lại.
Không ăn chung trứng gà với đậu tương
Trứng gà và đậu tương không nên ăn với nhau. Đó là vì trong đậu tương có chất men abumin tạo nên sự kết dính. Chúng có thể kết hợp với men abumin trong trứng gà làm cho sự phân giải của abumin bị trở ngại, giảm tỷ lệ hấp thụ chất abumin của cơ thể.