Home » Kiến thức » Kỹ năng sống » Cách sơ cứu người bị ngạt nước, ép tim thổi ngạt

Cách sơ cứu người bị ngạt nước, ép tim thổi ngạt

Sơ cứu người bị ngạt nước lúc ban đầu là vô cùng quan trọng, quyết định sinh tử cho người bị nạn. Chúng ta cần nhớ điều cốt lõi nếu nạn nhân ngừng thở:

  • Ngưng thở 4 – 6 phút: có thể tổn thương não.
  • Ngưng thở 6 – 10 phút: não đã bị tổn thương.
  • Ngưng thở trên 10 phút: chết não và không thể hồi phục.

Trước tiên nên xác định nạn nhân đang ở trong tình trạng nào:

  • Còn thở, tim còn đập: Tình trạng nhẹ.
  • Ngưng thở, tim còn đập: Thực hiện hà hơi thổi ngạt.
  • Ngưng thở, tim ngừng đập: Tình trạng khẩn cấp. Kết hợp ép tim + thổi ngạt.

Kiểm tra đường thở, hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân:

Nếu nạn nhân không còn tỉnh táo thì nhất thiết phải nhờ người gọi 115 trước. Trong lúc đó cần tiến hành kiểm tra đường thở và nhịp tim của nạn nhân ngay. Có thể quan sát sự di động của lồng ngực để xác định nạn nhân còn thở không. Về tim có thể bắt mạch ở cổ tay, sờ tim hoặc ở cổ. Nên bắt trong khoảng 10 giây để xác định chính xác.

  • Trường hợp nạn nhân còn thở, tim còn đập:

Trường hợp này nhẹ, có thể xốc ngược người nạn nân để nước trào ra ngoài và tiến hành gọi xe cấp cứu 115. Lau người, giữ ấm và các biện pháp chăm sóc khác để nạn nhân mau hồi phục.

  • Trường hợp nạn nhân ngưng thở nhưng tim còn đập: Tiến hành hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt) ngay lập tức.

Cách hà hơi thổi ngạt:

– Đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng. Ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra.
– Dùng một tay vừa đẩy trán nạn nhân vừa bịt mũi họ lại. Tay kia mở hàm nạn nhân và kéo miệng mở ra.
– Hít một hơi dài, áp sát miệng mình vào miệng nạn nhân. Thổi hơi mạnh đồng thời liếc mắt nhin lồng ngực của nạn nhân xem có phồng lên không? Nếu không phồng lên hãy xem lại thao tác.
– Thổi 2 lần liên tiếp, mỗi lần chỉ 1 giây. Lặp lại thao tác này.

Hà hơi thổi ngạt
  • Nếu nạn nhân vừa ngưng thở vừa ngưng tim: Trường hợp này là vô cùng khẩn cấp, phải tiến hành ngay việc ép tim ngoài lồng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt (phương pháp hồi sinh tim phổi). Có thể xốc ngược nạn nhân để nước trào ra trước nhưng phải thật nhanh, chỉ nên làm trong khoảng 15~20 giây. Vì sao như vậy thì hãy xem giải thích cuối bài.

Cách ép tim:

– Đối với trẻ dưới 1 tuổi, dùng 2 ngón tay cái ấn ở vị trí giữa đường nối hai đầu vú.
– Trẻ từ 1-8 tuổi, dùng 1 bàn tay hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau.
– Đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn, ấn vào phía trên mỏm ức khoảng 2-3 cm.
– Mỗi lần ép sâu khoảng 4~5cm, giữa 2 lần ép thì ngực phải đàn hồi lại bình thường.
– Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ ) hoặc 15/2 (đối với người lớn).

Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã tử vong.

Nếu lồng ngực đã di động tức là đã tự thở được, hãy đặt nằm ở tư thế an toàn. Nghĩa là nằm nghiêng một bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây viêm phổi.

Ép tim hồi sinh tim phổi

Các lưu ý:

Hầu như mọi người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy. Đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ. Nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, khi ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.

Khi vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện, trường hợp nạn nhân không còn thở, cần hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực liên tục. Nếu không có thể không có cơ hội cứu sống bệnh nhân hoặc gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu ôxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.

Xem thêm: Cách cứu người đuối nước an toàn


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *